1. Quy chuẩn an toàn về thang máy gia đình
Đầu tiên, cần nắm được Quy chuẩn an toàn về thang máy nói chung và thang máy gia đình nói riêng. Thang máy là sản phẩm hàng hóa nhóm 2 (nhóm sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường) nên khi lựa chọn lắp đặt thang máy gia đình phải đáp ứng về quy chuẩn đảm bảo an toàn. Đặc biệt đối với gia đình thì điều này là tối quan trọng.
Quy chuẩn là điều bắt buộc phải tuân thủ bao gồm:
- Quy chuẩn về thiết kế
- Quy chuẩn về sản xuất, thử nghiệm
- Quy chuẩn về lắp đặt, điều kiện đưa vào sử dụng
- Quy chuẩn về bảo trì, bảo dưỡng
Về quy chuẩn thang máy, bạn có thể tham khảo thêm bài viết có thể đọc thêm chi tiết tại: Tổng quan quy định về thang máy
2. Công nghệ truyền động của thang máy gia đình
Thị trường thang máy gia đình hiện nay có 4 loại công nghệ truyền động với các đặc điểm như sau:
Căn cứ vào đặc tính của các loại thang máy trong bảng trên cùng với nhu cầu, thực tế địa hình, kỹ thuật,… người sử dụng có thể lựa chọn lắp đặt loại thang máy gia đình có thiết kế phù hợp với căn nhà của mình.
3. Độ bền sản phẩm
Theo kinh nghiệm đối với các sản phẩm thang máy, tuổi thọ của các loại thang máy gia đình cũng có những chênh lệch nhất định. Đối với thang máy thuỷ lực, sự bào mòn về cơ khí trong quá trình hoạt động diễn ra ít nhất. Qua thống kê, độ bền của thang máy theo từng loại công nghệ được xếp như sau :
- Thang máy thủy lực: Trên 15 năm
- Thang máy cáp kéo: Trên 10 năm
- Thang máy trục vít: Trên 10 năm
- Thang máy chân không: Trên 5 năm
Tuy nhiên, độ bền của thang máy gia đình cũng ảnh hưởng nhiều bởi quá trình sử dụng và công tác bảo trì, bảo dưỡng. Nếu sử dụng đúng cách, thời gian có thể kéo dài hơn nhiều so với tuổi thọ ước tính, hoặc ngược lại.
4. Năng lực cung cấp dịch vụ
Để biết thang máy gia đình loại nào tốt, cần lựa chọn công ty thang máy cung cấp sản phẩm uy tín, dựa trên năng lực cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đó. Trong đó, có các tiêu chí lưu ý:
- Năng lực thâm niên, năng lực hiện trường: Thâm niên trên thị trường của một doanh nghiệp có thể cho thấy độ uy tín của doanh nghiệp. Ngoài ra, vì thang máy gia đình là sản phẩm liên quan đến an toàn, quá trình vận hành có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố bất thường nên khi lựa chọn công ty thang máy cung cấp dịch vụ, sản phẩm cũng cần lưu ý đến năng lực hiện trường của họ. Năng lực hiện trường có thể đánh giá qua mạng lưới văn phòng (khả năng rút ngắn thời gian tiếp cận hiện trường), thời gian cam kết có mặt để xử lý sự cố,… mà mỗi công ty thang máy đã công bố trong chính sách dịch vụ của mình.
- Năng lực nhân sự: Nhân sự cũng là yếu tố tác động lớn đến quá trình cung cấp dịch vụ của công ty thang máy. Số lượng và trình độ nhân sự rất quan trọng, người tiêu dùng cũng cần xem xét kĩ lưỡng các tiêu chí này. Nhân sự phải đảo bảo được đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề bởi tổ chức uy tín.
- Năng lực tài chính: Một công ty thang máy có năng lực tài chính rõ ràng khẳng định được chất lượng phát triển trên thương trường, có uy tín cao hơn và có thể đồng hành cùng bạn trong quá trình sử dụng sản phẩm thang máy trong tương lai, bởi lẽ muốn thang máy có tuổi thọ dài cần đảm bảo có dịch vụ tốt, ổn định.
- Năng lực đối tác: Uy tín của nhà cung cấp, sản xuất,… là các đối tác của doanh nghiệp cung cấp thang máy cũng là một yếu tố quan trọng. Chắc hẳn bạn sẽ không mong muốn gặp tình huống mua một chiếc thang máy gia đình mà một vài năm sau nhà sản xuất thiết bị gốc đã phá sản và doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ thang máy cho bạn lại không thể tìm được nguồn thiết bị thay thế cần thiết đúng không?
- Năng lực thực tế: Kiểm tra thực tế các sản phẩm, công trình thang máy doanh nghiệp đã cung cấp trong thực tế để kiểm chứng các thông tin về lắp đặt, bảo hành, bảo trì mà công ty thang máy đề cập trong hồ sơ năng lực, tránh các trường hợp năng lực “ảo”, không đáp ứng đúng các cam kết với khách hàng.
5. Chi phí bảo trì, sử dụng thang máy gia đình
Tương tự với các thiết bị điện máy khác như ô tô cần bảo dưỡng định kỳ, chi phí xăng dầu,… thì quá trình sử dụng của thang máy gia đình cũng tốn kém chi phí vào các khoản: điện, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa,… Đặc biệt là chi phí bảo trì, bảo dưỡng bởi đây là quy định bắt buộc của Nhà nước đối với mặt hàng này. Cụ thể, thời gian tối đa giữa các lần bảo trì, bảo dưỡng là 3 tháng (QCVN 32:2018/BLĐTBXH), tuy nhiên để đảm bảo vận hành ổn định, an toàn thì thời gian được khuyến cáo là định kỳ mỗi tháng một lần.
Chính vì vậy, người sử dụng cũng cần tìm kiếm và lựa chọn công ty thang máy có dịch vụ chất lượng cao cũng như phù hợp về mức chi phí. “Phù hợp” ở đây không có nghĩa là rẻ bởi lẽ đương nhiên giá thành đi liền với chất lượng, dù sao thang máy gia đình cũng là sản phẩm có đặc thù liên quan đến an toàn kỹ thuật nên một đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng vẫn nên là lựa chọn ưu tiên.
6. Đặc tính cơ hữu cần có của thang máy gia đình
.Do thang máy công cộng luôn có người trợ giúp nên chỉ cần chuông cứu hộ và điện thoại nội bộ là đủ để thông báo cho bảo vệ cứu giúp các tình huống bất ngờ. Ngược lại, thang máy gia đình phải đảm bảo các tình huống người già, trẻ em ở nhà một mình sử dụng thang, chính vì vậy cần có một số đặc tính cơ hữu tối thiểu như:
- ARD: Bộ cứu hộ tự động ARD (Automatic Rescue Device). Bộ cứu hộ này vận hành trong trường hợp mất điện, bộ cứu hộ tự động sẽ sử dụng nguồn điện dự trữ đưa thang về tầng gần nhất để người dùng có thể thoát ra ngoài.
- SRS: Hệ thống tự cứu hộ (Self Rescue System). Tính năng này hoạt động khi gặp sự cố mất điện, bộ cứu hộ tự động ARD hỏng, bạn chỉ cần ấn vào nút màu đỏ trên màn hình, thang sẽ tự động di chuyển về tầng gần nhất và mở cửa để người dùng bước ra ngoài. Tính năng này giúp bạn an tâm, chủ động trong các tình huống xảy ra khi di chuyển bằng thang máy.
- Emcall: Hệ thống liên lạc Emcall. Hệ thống này hoạt động như sau: Khi có sự cố xảy ra, người dùng chỉ cần ấn vào nút màu vàng trên bảng điều khiển, thang máy sẽ tự động kích hoạt, thực hiện tuần tự cuộc gọi đến 5 số điện thoại được cài đặt từ trước (số của kỹ thuật viên và người thân trong gia đình) cho đến khi điện thoại được kết nối. Ngoài ra, hệ thống Emcall còn thực hiện báo lỗi về trung tâm điều khiển, giúp các kỹ thuật viên nắm được tình huống, phát hiện và xử lý lỗi kịp thời. Đây có thể coi là lớp cứu hộ thứ 3 trong thang máy gia đình, không để xảy ra những sự cố thương tâm và tránh cho hành khách hoảng loạn khi bị nhốt trong thang.
- SWS: Hệ thống cảnh báo đột quỵ SWS (Stroke Warning System) tự kích hoạt khi có người bị kẹt trong cabin bị mất ý thức (đột quỵ, ngất,..). SWS sẽ gửi tin nhắn đến trung tâm dịch vụ của GamaLift để cứu hộ kịp thời. Tính năng này phát huy tính hữu dụng trong trường hợp người dùng bị mất ý thức, không thể thực hiện bất cứ thao tác nào để tự thoát hiểm hay gọi cứu hộ cho mình. Như vậy, thang máy gia đình đóng vai trò là người giám sát, chủ động phát hiện và thông báo kịp thời để hỗ trợ người dùng.
- FDS: Hệ thống cảnh báo ngập nước FDS (Flood Detection System). Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý: Khi có nước bị rò rỉ hoặc khách hàng quên không khóa van nước làm nước tràn vào thang máy thì hệ thống FDS sẽ cảnh báo đến khách hàng bằng tin nhắn điện thoại. Đồng thời cabin từ tầng thấp sẽ tự động di chuyển lên tầng cao hơn để tránh ngập nước, gây ra chập điện, rò rỉ điện. Khi lắp đặt thang máy gia đình ở vị trí thấp, tầng hầm hoặc khó thoát nước thì chức năng này đóng vai trò quan trọng.
7. Chi phí đầu tư cho thang máy gia đình
Về chi phí đầu tư mua sắm ban đầu của các loại thang máy gia đình thì thang máy cáp kéo có giá từ 250 triệu với các sản phẩm sản xuất, lắp ghép trong nước (linh kiện điện tử, máy kéo, ray cáp, ... sản xuất tại Trung Quốc. Cabin sản xuất tại Việt Nam), đối với sản phẩm thang máy gia đình nhập khẩu thì giá từ khoảng 600 triệu trở lên. Đối với công nghệ thang máy gia đình thủy lực hay trục vít thì tại Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được mà vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, cùng với thang máy chân không có giá từ khoảng 1 tỉ trở lên, tùy theo chiều cao, số điểm dừng, tải trọng,…
Tuy nhiên đây là mức chi phí để lắp đặt một chiếc thang máy gia đình cơ bản, nếu có các đầu tư về thiết kế thẩm mỹ, các công nghệ đặc biệt,... có thể tăng chi phí đầu tư.
Kết luận: Mỗi loại thang máy gia đình đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng tối ưu thì nên dùng thang máy cáp kéo hoặc thang máy thủy lực. Các trường hợp đặc biệt thì có thể sử dụng trục vít hoặc chân không.